Bối cảnh Tổng_tuyển_cử_Myanmar,_1990

Sau cuộc nổi dậy năm 1988 và Aung San Suu Kyi trở nên nổi tiếng, truyền thông thế giới tập trung vào tình hình chính trị tại Myanmar.[3] Tháng 9 năm 1988, Hội đồng Khôi phục Pháp luật và Trật tự (tiền thân của Hội đồng Hòa bình và Phát triển Quốc gia), trong Tuyên bố số 1 của mình đặt ra bốn mục tiêu cho quốc gia: duy trì pháp luật và trật tự, cải thiện giao thông, cải thiện tình trạng nhân đạo và tổ chức bầu cử đa đảng.[4] Trong đó cũng viết rằng quân đội sẽ không "níu giữ quyền lực lâu dài".[4] Aung San Suu Kyi kêu gọi đối thoại giữa Hội đồng Khôi phục Pháp luật và Trật tự và các công dân Myanmar.[5] Tháng 5 năm 1989, chính phủ cho mở cửa lại các trường đại học từng có sinh viên tham dự cuộc nổi dậy vào năm trước. Đồng thời, chính phủ nhượng bộ và một ngày bầu cử được ấn định vào tháng 5 năm 1990, các chính đảng đảng lập tức đăng ký bầu cử.[6] Ngày 27 tháng 5 năm 1990 được lựa chọn do liên quan đến con số may mắn là 9; 27 tháng 5 (2+7=9), và vào ngày Chủ Nhật thứ tư của tháng thứ 5 (4+5=9).[7]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tổng_tuyển_cử_Myanmar,_1990 http://www.nytimes.com/1990/04/01/weekinreview/the... http://www.nytimes.com/1990/05/27/world/burmese-vo... http://charlesesalazar.pbworks.com/f/The+idea+of+f... //doi.org/10.2307%2F2644932 //doi.org/10.2307%2F2760725 //www.jstor.org/stable/2644932 http://news.google.co.uk/newspapers?id=FvMrAAAAIBA... https://archive.org/details/aungsansuukyista00ling https://archive.org/details/aungsansuukyista00ling... https://archive.org/details/burmamyanmarwhat00stei